Thành phố Thủ Dầu Một đang là khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước về cơ sở hạ tâng, quy hoạch đô thị. Được hỗ trợ nguồn vốn FDI đứng thứ 2 chỉ sau TP. Hồ Chí Minh góp phần thu hút hàng ngàn chuyên gia trong và ngoài nước về đây sinh sống và làm việc. Biến nơi đây thành địa điểm hấp dẫn không chỉ đối với người đâu tư mà còn hấp dẫn đối với những ai đang tìm nơi định cư giữa lòng đô thị hiện đại, văn minh.
Thành phố Thủ Dầu Một được xác định là đô thị hạt nhân của tỉnh Bình Dương, nên từ rất sớm đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tỉnh ủy Bình Dương có nghị quyết riêng để định hướng phát triển cho Thủ Dầu Một. Vừa tập trung phát triển khu vực địa giới hành chính thuộc Thủ Dầu Một vừa tập trung phát triển, cải tạo, chỉnh trang đô thị hiện hữu. Chỉ trong vài năm, từ một vùng đất trống, nay thành phố mới đã có nhiều tuyến đường, công trình quan trọng, cơ sở hạn tầng đô thị được đầu tư tu sửa và xây mới, trong đó có khu đô thị Phúc Đạt hứa hẹn mang đến nhiều thay đổi tích cực cho thành phố.
Hiện nay, với chính sách thu hút đầu tư tốt, cộng với những ưu thế lớn về đất đai, công ăn việc làm…, ngày càng có nhiều người, trong đó có rất nhiều người trẻ, tìm về Thủ Dầu Một làm ăn, sinh sống trở thành nguồn lực quan trọng. Bình Dương đã quy hoạch và đang tập trung để phát triển Khu liên hợp công nghiệp – đô thị trong đó đô thị – dịch vụ thành phố mới Bình Dương – TP Thủ Dầu Một, được định hướng sẽ trở thành nơi định cư của khoảng 125.000 người và có khoảng 400.000 người thường xuyên đến làm việc tại đây.
Chỉ tính riêng ở Thủ Dầu Một hiện có tới 7 khu công nghiệp, trong đó có nhiều khu có thu hút đầu tư, sản xuất hàng hóa, đóng góp ngân sách rất lớn như khu công nghiệp VN – Singapore II (VSIP II), Đồng An 2, Sóng Thần 3, Phú Tân, Đại Đăng…
Xác định vị trí của Thủ Dầu Một vừa là lợi thế, vừa là động lực khi phải “cạnh tranh” với các đô thị bạn. Định hướng phát triển của Thủ Dầu Một luôn được tính toán để gắn kết với sự phát triển của kinh tế vùng.
Không chờ ngân sách Bình Dương luôn có tâm thế chủ động để kết nối với các tỉnh thành lân cận, huy động nhiều nguồn lực để thực hiện chứ không chỉ chờ ngân sách. Trước đây, Bình Dương chủ động xin cơ chế để mở rộng quốc lộ 13 nhằm kết nối với TP.HCM. Nay quốc lộ 13 đã rất sầm uất, có dấu hiệu kẹt xe thì Bình Dương tính toán thêm nhiều trục đường kết nối với khu vực. Tiêu biểu là dự án đường Mỹ Phước – Tân Vạn, được coi là “quốc lộ 13 thứ 2” của Bình Dương. Bình Dương đã huy động nguồn lực xã hội kết hợp với nguồn vốn ngân sách để xây dựng tuyến đường này. Hiện đường Mỹ Phước – Tân Vạn đã được thông xe với quốc lộ 1K và quốc lộ 1, sẽ đóng vai trò rất quan trọng để kết nối TP. Thủ Dầu Một với TP.HCM và rút ngắn khoảng cách tới sân bay Long Thành (Đồng Nai), cảng Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu). Bình Dương cũng đang chuẩn bị thực hiện dự án xe buýt nhanh nối TP. Thủ Dầu Một – thành phố mới Bình Dương và TP.HCM. Trong tương lai sẽ nối dài metro TP.HCM về Bình Dương trên trục đường này.
Không chỉ phát triển công nghiệp đơn thuần, còn tính toán để phát triển những dịch vụ, tiện ích đô thị để phục vụ người dân. Bình Dương có tới 7 trường đại học đều đặt trụ sở tại Thủ Dầu Một. Tổng thu mỗi năm của Thủ Dầu Một trên 9.250 tỉ đồng, cả tỉnh Bình Dương trên 40.000 tỉ đồng và đều giữ tốc độ tăng khá, nên có nguồn lực để tái đầu tư cho cộng đồng. Các trung tâm mua sắm, giải trí lớn được xây dựng và đã hoàn thiện như.
Với những tiềm năng sẵn có TP. Thủ Dầu Một cùng sự đầu tư mãnh mẽ ở hiện tại và trong thời gian tương lai, hứa hẹn sẽ biến nơi đây thành mộ đô thị hiện đại bậc nhất cả nước. Đồng thời cũng mang lại nhiều giá trị cho người đầu tư.